Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Hạnh đi xin ăn

là đức hạnh cao quý và giải thoát nhất của vị tu sĩ đạo Phật, là Chánh Nghiệp của bậc thánh tăng, nó có nhiều ý nghĩa trong đường tu tập giải thoát của đạo Phật. Nhờ đức hạnh đi xin này mà kết quả xả tâm ly dục, ly ác pháp rất dễ dàng, cụ thể và rõ ràng.

Đi xin ăn ngày một bữa, không xin tiền xin bạc, chỉ xin thực phẩm vừa đủ ăn trong một bữa, đó là thánh hạnh của bậc chơn tu Phật giáo. .Hạnh đi xin ăn có nhiều ý nghĩa của cuộc sống giải thoát như:

1- Giải thoát được thân, tâm không bận tâm lo đời sống ăn uống hằng ngày như: nấu, nướng, trồng, trỉa, gặt, hái, v.v…

2- Gieo duyên lành với chúng sanh, hay nói cách khác là tạo mối liên hệ để dẫn dắt chúng sanh tu hành giải thoát sau này, gọi là hóa duyên độ chúng sanh.

3- Diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.

4- Lập hạnh nhẫn nhục.

5- Lập hạnh tùy thuận.

6- Lập hạnh xả vật chất.

7- Lập hạnh giải thoát tâm phóng khoáng nhưhư không.

8- Lập hạnh phòng hộ sáu căn.

9- Lập hạnh thiểu dục tri túc.

10- Cuộc sống trầm lặng và đơn giản giữa mọi người. Đức hạnh đi khất thực vừa trực tiếp với các đối tượng nhưng lại ngầm bên trong tâm gián tiếp lập đức hạnh thánh tăng của một người tu sĩ đạo Phật, có một đời sống, bằng những hành động sống, thật sự đạo hạnh của người tu sĩ chân chánh.

Hạnh đi khất thực là một hành động tu trực tiếp đối với các pháp để xả tâm của mình, trừ trường hợp lúc nhập định mà thôi. .Thời đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo phải đi khất thực vào buổi sáng trước giờ ngọ, ngay cả những người già yếu cũng phải đi xin ăn, chính như đức Phật đã già tám mươi tuổi mà vẫn còn đi xin ăn hằng ngày như những vị tỳ theo khác.

Lấy thời gian buổi sáng đi khất thực là phải nói rằng: chính buổi sáng là thời gian tu tập nhiều nhất, nhất là giao tiếp với các pháp, người tu sĩ nhờ có các đối tượng để tu tập xả tâm như:

1- Đi khất thực, khi ra khỏi tu viện các thầy tỳ kheo cần phải phòng hộ sáu căn, mắt nhìn xuống, tai nghe sự hoạt động trong thân, ý phải giữ gìn chánh niệm trong hành động bước đi, đó là ngăn ác pháp (Tứ Chánh Cần), khi tâm có khởi niệm gì, đều phải quán vô lậu quét sạch, tức là diệt ác pháp.

2- Giữ tâm trong chánh niệm tỉnh giác, hơi thở hoặc bước đi (thân hành niệm nội ngoại).

3- Trải tâm từ trên bước đi, tránh giậm đạp chúng sanh (Tứ Vô Lượng Tâm). Trong một ngày, một đêm tu tập có ba thời tu trong cảnh tịnh (chiều, tối, khuya) còn thời gian buổi sáng tu trong cảnh động phòng hộ và xả tâm trong các đối tượng.

Ba thời tu “tỉnh thức”, một thời tu “chánh niệm”. Nhờ có chánh niệm mới diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.

Gợi ý